Saturday 20 February 2016

Network Basic



1. Địa chỉ IP là gì ?

- Địa chỉ IP được chia thành 4 số giới hạn từ 0 - 255. Mỗi số được lưu bởi 1 byte => IP có kích thước là 4 byte, được chia thành các lớp địa chỉ.Do 1 tổ chức cấp phát (IANA) quản lý và tạo ra
- Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.

Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác.

Bất kỳ thiết bị mạng nào - bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng, máy vi tính, máy chủ hạ tầng (như NTP, DNS, DHCP, SNMP, v.v.), máy in, máy fax qua Internet, và vài loại điện thoại - tham gia vào mạng đều có địa chỉ riêng, và địa chỉ này là đơn nhất trong phạm vi của một mạng cụ thể. Vài địa chỉ IP có giá trị đơn nhất trong phạm vi Internet toàn cầu, trong khi một số khác chỉ cần phải đơn nhất trong phạm vi một công ty.

Địa chỉ IP hoạt động như một bộ định vị để một thiết bị IP tìm thấy và giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, mục đích của nó không phải dùng làm bộ định danh luôn luôn xác định duy nhất một thiết bị cụ thể. Trong thực tế hiện nay, một địa chỉ IP hầu như không làm bộ định danh, do những công nghệ như gán địa chỉ động và biên dịch địa chỉ mạng.

2. Cấu trúc địa chỉ IP

- Địa chỉ IP gồm 32 bit nhị phân, chia thành 4 cụm 8 bit (gọi là các octet). Các octet được biểu diễn dưới dạng thập phân và được ngăn cách nhau bằng các dấu chấm.
- Địa chỉ IP được chia thành hai phần: phần mạng (network) và phần host.



3. Địa chỉ IP Public, IP Private:

Địa chỉ IP được phân thành hai loại: privatepublic.
+ Private: chỉ được sử dụng trong mạng nội bộ (mạng LAN), không được định tuyến trên môi trường Internet. Có thể được sử dụng lặp đi lặp lại trong các mạng LAN khác nhau.
+ Public: là địa chỉ IP sử dụng cho các gói tin đi trên môi trường Internet, được định tuyến trên môi trường Internet, không sử dụng trong mạng LAN.
Địa chỉ public phải là duy nhất cho mỗi host tham gia vào Internet.
- Dải địa chỉ private :
       Lớp A: 10.x.x.x
       Lớp B: 172.16.x.x -> 172.31.x.x
       Lớp C: 192.168.x.x

- Kỹ thuật NAT (Network Address Translation) được sử dụng để chuyển đổi giữa IP private và IP public.
- Ý nghĩa của địa chỉ private: được sử dụng để bảo tồn địa chỉ IP public đang dần cạn kiệt.

Để xem địa chỉ IP public của mình các bạn truy cập trang http://www.whatsmyip.org/

4. Các lớp địa chỉ IP
4.1 Lớp A


Địa chỉ lớp A sử dụng một octet đầu làm phần mạng, ba octet sau làm phần host.
- Bit đầu của một địa chỉ lớp A luôn được giữ là 0. Do đó, các địa chỉ mạng lớp A gồm: 
1.0.0.0-->127.0.0.0.

Tuy nhiên, mạng 127.0.0.0 được sử dụng làm mạng loopback nên địa chỉ mạng lớp A sử dụng được gồm 1.0.0.0 --> 126.0.0.0 (126 mạng).

4.2 Lớp B



Địa chỉ lớp B sử dụng hai octet đầu làm phần mạng, hai octet sau làm phần host.
- Hai bit đầu của một địa chỉlớp B luôn được giữlà 1 0. Do đó các địa chỉ mạng lớp B gồm:
128.0.0.0 -> 191.255.0.0
- Phần host: 16 bit
Một mạng lớp B có 2^16 - 2 host.
- Ví dụ: các địa chỉ 172.16.1.1, 158.0.2.1 là các địa chỉ lớp B.

4.3 Lớp C
Địa chỉ lớp C sử dụng ba octet đầu làm phần mạng, một octet sau làm phần host.
- Ba bit đầu của một địa chỉ lớp C luôn được giữ là 1 1 0. Do đó, các địa chỉ mạng lớp C gồm:
 192.0.0.0 -> 223.255.255.0 
- Phần host: 8 bit
Một mạng lớp C có 2^8 - 2 = 254 host.
- Ví dụ: các địa chỉ 192.168.1.1, 203.162.4.191 là các địa chỉ lớp C.

4.4 Lớp D

Địa chỉ:
    224.0.0.0 -> 239.255.255.255 - Dùng làm địa chỉ multicast.
Ví dụ:  224.0.0.5 dùng cho OSPF
            224.0.0.9 dùng cho RIPv2

4.5 Lớp E
- Từ240.0.0.0 trở đi.
- Được dùng cho mục đích dự phòng

0 comments:

Post a Comment